Hôm nay Thái Nguyên 360 xin chia sẻ với các ban hình ảnh của tuần đầu tháng 12/2013 hôm nay chúng ta cùng hướng trái tim về những con phố nơi cuộc sống luôn tấp lập. Ở đâu đó bóng dáng một bà cụ gánh rau muống bán rau muống, một dáng vẻ vất vả , khổ cực. Hình ảnh của bà cụ được chia sẻ trên mạng facebook khiến dân cư mạng vừa cảm phục và xúc động
Hình ảnh bà cụ bán rau muống đầy vất vả |
Hình ảnh cùng lời tựa ý nghĩa làm nhiều người vô cùng xúc động. Hầu hết mọi người đều tỏ ra trân trọng trước sự cố gắng tự kiếm tiền mưu sinh dù tuổi già sức yếu. Trong số đó, một số người cho biết họ cũng từng gặp bà cụ bán rau này ngoài đời, khi đang uống nước, trò chuyện cùng bạn bè trên phố.
Nickname T. Pink chia sẻ: "Có một kỉ niệm "đáng nhớ" với bà cụ ban rau muống này. Ấy là một buổi sáng đầu xuân năm nay, thường thì mấy ngày sau Tết là dân công sở chúng tôi hay ngồi tụm một góc cà phê chém gió nốt cho hưởng không khí Tết. Thời tiết sau tết lạnh, mưa phùn và có gì tuyệt hơn là ngồi nhấm nháp ly cà phê và hạt dưa tí tách buôn đủ chuyện Tết, chẳng đứa nào muốn vào làm.
Thế rồi bà cụ xuất hiện, già nua, nhăn nheo, bàn tay rất giống tay bà nội tôi ngày xưa, nhăn nheo, móng tay cáu bẩn đen xì chắc vì bấm ngọn rau muống đầu đông, tay cầm mớ rau muống đi từng bàn "cô/chú mua dùm tôi mớ rau". Tất nhiên là chẳng ai mua bởi giờ làm thì không thể nào mang mớ rau vừa già vừa vàng về được, nhưng rồi rất nhiều tờ tiền polymer 10.000 đồng được rút ra "cháu mừng tuổi bà", tôi nghĩ bà cụ cũng không ngờ thế, bà gần như run run xúc động, vừa cầm tiền vừa cảm ơn. Có thể bà không bán được cho chúng tôi rau muống nhưng bà bán được cả một ý nghĩa về lao động".
Còn thành viên Bánh Ú thì đồng tình: "Các cụ còn sức thay vì đi ăn xin vẫn có thể bán báo, gánh rau dưa cũng được, mọi người càng ủng hộ. Mua đáng 1 đồng nhưng chả bao giờ tiếc khi trả 2 đồng cả".
Cách đây vài ngày, cộng đồng mạng cũng chia sẻ bức ảnh "Hai bà cháu" khiến nhiều người xúc động. Tấm hình chụp lại cảnh cháu nhỏ đang cười đùa vui vẻ bên người bà già nua, ăn mặc xuề xòa với chiếc nón rách. Được đăng tải trên fanpage của cộng đồng những người mê phượt bằng xe phân khối lớn và hay làm việc thiện nguyện, tác giả ghi chú tấm hình chụp hai bà cháu trên chuyến phá Vàm Cống, An Giang.
Điều khiến nhiều người xem xót xa là chi tiết được tác giả bức ảnh tiết lộ: mẹ của đứa bé đi xuất khẩu lao động và đã không trở lại, chỉ còn em sống lay lắt với người bà, cùng nhau tha hương cầu thực.
Bức ảnh được đăng lại trên fanpage của một hot blogger, và nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ, thu hút sự quan tâm, xúc động của đông đảo cộng đồng. Nhiều bạn trẻ cho biết mình đã rơi nước mắt trước cảnh ngộ của hai bà cháu, và hơn cả là nụ cười trong trẻo của đứa bé, bởi ở độ tuổi còn quá nhỏ, em chưa cảm nhận rõ rệt nỗi buồn bị mẹ bỏ rơi.
Vào giữa năm 2012, cư dân mạng cũng không thể kiềm lòng trước bức ảnh một cụ già lang thang dọc theo lề đường để nhặt lại những bao ni-lông từ các cửa hàng vứt ra trên một đoạn đường gần chợ Nguyễn Tri Phương (TP. Hồ Chí Minh). Hình ảnh bà cụ đang xới tìm, những tấm bìa carton, mẩu giấy, mảnh nhựa... đã lan truyền nhanh chóng khiến nhiều facebooker gần như “chết lặng”.
Theo chủ nhân trang Facebook đăng tải hình ảnh thì: “Không cần biết thời tiết nắng gió hay mưa bão, chỉ cần mỗi tối sau giờ tan chợ, người dân ở khu chợ Nguyễn Tri Phương lại quen thuộc với hình ảnh một cụ bà dáng gầy gò, nhỏ bé, tóc trắng đầu đi lang thang dọc theo lề đường để nhặt rác của các cửa hàng vứt ra. Cụ cần mẫn nhặt nhạnh những mẩu giấy vụn, những tấm bìa carton hay thậm chí đó... là những bao đựng rác...”
Trên các con phố đô thị đông đúc lúc nào cũng như vội vã thì hình ảnh cụ già bán rau muống, hai bà cháu hay cụ già nhặt rác khiến người ta phải dừng lại trong giây lát để suy nghĩ về cuộc đời, về những số phận nghèo khổ và cả ý nghĩa của lao động.
Theo Afamily/PLXH
Tambahkan Komentar