Tư thế ngủ tốt nhất: Nằm ngửa
Nằm ngủ kiểu này đảm bảo cho quá trình lưu thông máu lên não, giữ cho
lưng và cổ của bạn ở tư thế tự nhiên, đồng thời ngăn ngừa việc trào
ngược axit. Bên cạnh đó, tư thế ngủ này còn có tác dụng làm đẹp, giúp
bạn ngăn ngừa được các nếp nhăn và duy trì được bầu ngực căng tràn sức
sống (do không bị chèn ép suốt cả đêm).
Tuy nhiên, đây không phải là tư thế lý tưởng cho những người mắc tật
ngáy khi ngủ. Bởi ngáy sinh ra chủ yếu do đường thở vùng hầu họng bị hẹp
lại, ngủ càng sâu thì đường thở càng hẹp, tiếng ngáy càng to và lưu
lượng khí vào phổi càng thấp, vì vậy lượng ôxy trong máu cũng xuống
thấp, khiến người ta có thể bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ nhiều hơn. Những
người ngủ ngáy nên nằm nghiêng hoặc phải gối cao đầu.
Tư thế có lợi cho sức khỏe: Nằm ngủ nghiêng sang bên
Việc nằm ngủ nghiêng sang một phía khiến bạn bớt bị ngáy cũng như làm
giảm tình trạng ợ nóng và trào ngược axít, đồng thời làm bạn dễ ngủ hơn.
Đây cũng là tư thế ngủ rất tốt cho chị em trong thời gian mang thai.
Nếu như tư thế nằm ngửa tạo quá nhiều áp lực lên xương sống thì tư thế
ngủ nằm nghiêng sang một bên khi bầu bí giúp tăng cường khả năng cung
cấp máu đi khắp cơ thể.
Thế nhưng nằm ngủ kiểu này lại là thủ phạm gây nên những nếp nhăn trên
mặt và hiện tượng ngực bị chảy sệ do cơ thể bị ép sang một bên.
|
Hãy chọn cho mình tư thế nằm ngủ tốt nhất để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Care 2.
|
Tư thế ngủ có hại cho sức khỏe: Nằm ngủ cuộn mình như thai nhi
Tư thế ngủ này có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái nhưng sẽ gây khó thở
và chèn ép một số bộ phận quan trọng của cơ thể, gây ra một số vấn đề
cho cổ và cột sống của bạn. Cũng giống như tư thế ngủ quay sang bên, đây
là nguyên nhân gây nên những nếp nhăn trên khuôn mặt và ngực chảy sệ.
Tư thế ngủ có hại nhất: Nằm sấp
Bạn nằm sấp khi ngủ 8 tiếng một ngày? Tư thế này sẽ khiến xương sống
vốn cong tự nhiên của bạn bị duỗi thẳng ra, trong khi đầu và cổ bạn cũng
phải xoay sang một bên khi ngủ. Mỗi khi thức dậy bạn chắc chắn sẽ cảm
thấy mỏi, ê nhức cổ.
Kiểu ngủ nằm sấp cũng sẽ tạo áp lực lên các khớp xương và các cơ, gây
nên tâm lý bực dọc, đau đớn, đau dây thần kinh tọa và tê người.
Lê Anh (theo Care 2)
Tambahkan Komentar