Để tìm một cơ sở khám phụ khoa các bạn nên ra các bệnh viện các trung tâm lớn để có thể khám chính xác nhất
Khám phụ khoa ở đâu là tốt nhất |
Để hiểu hơn các bạn nên nghe tâm sự và chia sẻ các chuyên gia nhé:
Tôi cởi quần ra trước mặt mọi người và nằm trên giường mọi người chăm chú ngó, tôi không dám nhìn nữa, cố gắng cho xong rồi đi ra.
Khi nhắc tới khám phụ khoa chắc hẳn mọi phụ nữ đều e ngại. Nếu một ai đã từng đi khám phụ khoa rồi sẽ hiểu cảm giác đó. Và vì thế họ ngại khám khi có bệnh hoặc đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe như bác sĩ thường khuyên. Tôi đã từng đi khám phụ khoa nên tôi hiểu cảm giác đó.
Tôi đã chọn một bệnh viện uy tín đó là Bệnh viện Da Liễu. Nhưng tôi không may đi vào thời điểm có sinh viên thực tập. Tôi không hề được thông báo là có sinh viên thực tập. Đang nộp sổ chờ tới lượt, thấy một chị N đang ngồi bên ngoài không nộp sổ, tôi hỏi chị: “Tại sao chị không vào?”. Chị N nói rằng: “ở trong đó toàn ông đàn ông không ngại lắm, mấy ổng cứ nhìn mình chằm chằm, đợi mọi người đi rồi chị vô”.
Tới phiên tôi, khi mới bước vào thì một nhóm rất đông khoảng 7 đến 12 người ngó tôi chằm chằm. Tôi cởi quần ra trước mặt mọi người và nằm trên giường mọi người chăm chú ngó, tôi không dám nhìn nữa, cố gắng cho xong rồi đi ra.
Tôi cảm thấy thật xấu hổ khi nằm đó không mặc quần và phải dang ra cho mọi người nhìn. Giống như bạn là một vật thí nghiệm mọi người nhìn bạn nghiên cứu, không những thế mà còn ngay chỗ nhạy cảm nữa. Họ đánh giá, chỉ vào và bàn luận xem xét. Tôi biết rằng những bác sĩ tương lai cần được thực tập nhưng bệnh viện phải báo cho bệnh nhân trước, nếu họ đồng ý mới khám chứ.
Và tuần sau khi tôi được hẹn tái khám, bước vào phòng chờ, tôi đã trốn ra ngoài khi thấy những cặp mắt đang nhìn mình. Sau đó tôi lấy cớ là ra ngoài có việc, và dĩ nhiên tôi đã bị la vì tới phiên mà không khám.
Không chỉ ở khoa khám phụ khoa ma còn ở những khoa khác. Những bệnh viện khác cũng như vậy, tôi đọc được bài viết về Bệnh viện Đa Khoa khu vực Thủ Đức thì được biết, tôi xin trích nguyên văn đoạn ấy: “Nữ vào chụp x-quang bất kỳ bộ phận nào cũng bị kỹ thuật viên bắt cởi áo ra chụp. Nhiều bệnh nhân trẻ vì xấu hổ nên ít khi tố cáo. Gần nhất là trường hợp em vợ bác sỹ Ký, rồi các kỹ thuật viên cũng xin cho qua, hội đồng thi đua không kỷ luật để răn đe. Có 1 bác sỹ nam luôn luôn thích “ siêu âm đầu dò” (theo tôi được biết đó là dò bộ phận nhạy cảm ở dưới), nhất là những ngày làm ngoài giờ, luôn yêu cầu chỉ định “siêu âm đầu dò” thì mới thực hiện. Không hiểu vì sao??? Những bác sỹ và kỹ thuật viên với tâm như vậy mà sắp tới đây xin triển khai đo điện tim, không biết tới lúc đó bắt bệnh nhân ăn mặc như thế nào nhỉ?”.
Một người bạn của tôi đã từng đi khám nhưng gặp ngay bác sỹ nam nên cuối cùng không dám khám mà chạy về, là cô gái trẻ nên gặp trường hợp như vậy nên cô ngại và bỏ về. Có những bệnh viện tấm rèm che rất mỏng và nhỏ, người vô khám và người ngồi chờ ở cùng phòng, che cũng như không che, tới người nào thì người đó cởi quần áo và đứng đó chờ tới lượt khám, trong khi mọi người đứng xung quanh. Như tôi biết ở nước ngoài thì khi khám phụ khoa phụ nữ được mặc váy vào để khám chứ không trần truồng như thế.
Hình ảnh về đi khám phụ khoa đã ám ảnh tôi, và bây giờ có bệnh tôi ngại đi khám, nói chi là khám định kỳ để phòng bệnh. Chưa kể đến cách cư xử của y tá và bác sĩ. Và tôi đã hiểu tại sao các cô gái đều đi phá thai bên ngoài, dù họ biết rằng nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của họ.
Tôi mong rằng bệnh viện nên tổ chức lại về phòng khám đến cách cư xử của nhân viên để các chị em phụ nữ tự tin và thoải mái khi đi khám bệnh. Mọi người ngại đi khám bệnh và kiểm tra sức khỏe cũng một phần là do thái độ và cách cư xử của bệnh viện. Đừng để các chị em phụ nữ bệnh nặng rồi mới đi khám vì sợ xấu hổ. Nhất là các vị trí nhạy cảm trên cơ thể, và nên chia khám phụ khoa là nữ vẫn hơn.
Người phụ nữ Việt Nam rất kính đáo, họ vẫn chưa thoáng về vấn đề nhạy cảm, vì vậy cần mang đến sự thoải mái, tin cậy khi khám những chỗ nhạy cảm đó. Có ai muốn phơi bày cái đó ra cho người khác xem không? Kể cả nam giới chắc cũng ngại về vấn đề đó. Hãy tạo niềm tin trong mắt bệnh nhân như thiên chức cao cả của ngành y.
Tambahkan Komentar